Nhận định Trần Tấn

Sử gia Trần Trọng Kim có lời nhận định về cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai:

Tháng giêng năm Giáp Tuất (1874), là năm Tự Đức thứ 27, đất Nghệ An có hai người tú tài là Trần Tấn và Đặng như Mai hội tập cả các văn thân trong hạt, rồi làm một bài hịch gọi là "Bình Tây sát tả", đại lược nói rằng: "Triều đình dẫu hòa với Tây mặc lòng, sĩ phu nước Nam vẫn không chịu, vậy trước nhất xin giết hết giáo dân, rồi sau đánh đuổi người Tây cho hết, để giữ lại cái văn hóa của ta đã hơn 1000 năm nay, v.v..." Bọn Văn thân cả thảy độ non ba nghìn người, kéo đi đốt phá những làng có đạo.

Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông nỗi càn rỡ, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru!

— Trần Trọng Kim[2]